Chắp mắt trẻ em là tình trạng thường gặp, xảy ra do nhiễm trùng tuyến dầu trong mi mắt. Chắp mắt sẽ ngày càng phát triển to lên trong một hoặc vài tuần gây ra hiện tượng cộm, sưng mi mắt. Nhiều phụ huynh cùng chung thắc mắc liệu chắp mắt có gây nguy hiểm đến thị lực của trẻ không?
1.Triệu chứng của bệnh chắp mắt trẻ em
Chắp mắt trẻ em dân gian còn gọi là lẹo mắt xảy ra khi một tuyến nhỏ có chức năng sản xuất dầu ở mi mắt bị tắc nghẽn khiến dầu tích tụ lại trong mô mắt gây ra viêm, sưng. Chắp mắt có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên mắt, ban đầu nhỏ, hơi cộm, sau vài ngày kích thước sẽ phát triển lớn như hạt đậu. Các triệu chứng đi kèm thường thấy như sưng đỏ, đau, chảy nước mắt, mưng mủ.
Tuy nhiên, chắp mắt không phải bệnh lý gây lây nhiễm như đau mắt đỏ. Thông thường, cha mẹ sẽ thấy trẻ có biểu hiện chảy nước mắt nhiều hơn hay có chất lỏng màu trắng hoặc vàng chảy ra từ vết chắp.Trường hợp này cần vệ sinh cẩn thận tránh để chắp mắt bị bội nhiễm, khi đó vi khuẩn xâm nhập làm tình trạng sưng, viêm nặng hơn, có thể gây đau đớn và chảy mủ ở trẻ.
2. Chắp mắt có ảnh hưởng thị giác trẻ em không?
Nhiều cha mẹ băn khoăn lo lắng không biết liệu chắp mắt có ảnh hưởng gì nguy hiểm tới thị giác của trẻ sau này không. Theo các chuyên gia, chắp mắt có kích thước nhỏ hoàn toàn không gây nguy hiểm gì tới thị giác của trẻ ngay cả khi mắc hay đã khỏi hẳn và hiện tượng này sẽ tự hết sau một hoặc vài tuần. Tuy nhiên, khi chắp mắt phát triển kích thước lớn có thể gây chèn ép lên nhãn cầu kèm theo hiện tượng viêm, mủ làm ảnh hưởng ít nhiều tới thị lực của trẻ. Sau khi chắp mắt đã khỏi hoàn toàn, tổn thương mắt có thể phục hồi một phần hoặc hoàn toàn, gây ra những ảnh hưởng khác nhau tới thị lực lâu dài.
Để tránh chắp mắt có nguy cơ tiến triển gây bội nhiễm, thậm chí làm hỏng mắt, các chuyên gia khuyên phụ huynh nên cho trẻ đi thăm khám và điều trị sớm để có phương pháp điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng mắt.
3. Vậy cần điều trị chắp mắt ở trẻ như thế nào?
Phần lớn chắp mắt thường lành tính, tự khỏi, nhưng một số ít trường hợp chắp mắt có kích thước lớn hoặc nhiễm trùng thì cần được theo dõi và nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị.
Ở giai đoạn đầu chắp mắt còn nhẹ, phụ huynh nên áp dụng một số phương pháp chăm sóc mắt tại nhà cho trẻ để vết chắp bớt sưng và nhanh biến mất như:
- Vệ sinh tay cho trẻ sạch sẽ, tránh để trẻ dụi tay lên mắt nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng mắt. Cha mẹ cũng cần vệ sinh, sát trùng tay trước khi chạm vào mắt trẻ.
- Gần gũi, ôm con vào lòng khi trẻ cảm thấy bất an, tránh để trẻ giãy dụa có thể gây ra tổn thương mắt cho trẻ, thậm chí có thể khiến tình trạng chắp mắt nghiêm trọng hơn.
- Dùng 1 miếng gạc ấm đắp lên khu vực chắp mắt 10-15 phút, duy trì đắp 4-5 lần mỗi ngày, đảm bảo miếng gạc luôn được giữ ấm. Thực hiện đều đặn cách làm này hàng ngày cho tới khi chắp mắt giảm kích thước và biến mất hẳn.
- Sau khi chườm ấm xong, cha mẹ có thể xoa bóp khu vực xung quanh chắp mắt cho trẻ để mạch máu được lưu thông và chắp mắt tự giảm. Tuyệt đối không bóp hay nặn chắp có thể khiến trẻ đau đớn và gia tăng nguy cơ gây nhiễm trùng mắt.
- Để tránh chắp mắt nhiễm trùng thứ phát, cha mẹ có thể dùng một số loại thuốc nhỏ mắt sát khuẩn hoặc mỡ kháng sinh bôi lên vùng bị chắp để chắp mắt tự khỏi.
4. Điều gì xảy ra nếu chắp mắt ở trẻ không biến mất?
Nếu áp dụng phương pháp này hàng tuần mà không khỏi thì phụ huynh cần đưa trẻ tới các cơ sở thăm khám điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm steroid làm giảm viêm, xẹp khối u trong thời gian ngắn nếu chắp mắt không tự lặn.
Trong trường hợp việc chườm nóng không phát huy tác dụng, mũi tiêm không hiệu quả thì chắp mắt có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên thực hiện với trẻ đã lớn (ít nhất là tới tuổi đi học) để trẻ nằm yên tỉnh táo khi bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ. Phương pháp này chỉ được thực hiện khi chắp mắt phát triển kích thước quá lớn hoặc gây biến dạng ảnh hưởng tới thị lực của trẻ.
5. Có cách nào ngăn ngừa chắp mắt ở trẻ không?
Chắp mắt thường sẽ tái đi tái lại một vài lần trong năm. Theo các bác sĩ, không có cách nào điều trị tận gốc tránh để chắp tái phát ở những người có nguy cơ bị chắp hoặc trẻ em bị viêm bờ mi.
Tuy nhiên, phụ huynh có thể ngăn ngừa chắp mắt ở trẻ bằng cách vệ sinh mi mắt cho trẻ hàng ngày sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn và tế bào chết làm thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế viêm bờ mi, dịch mắt tiết ra ổn định hơn.
Nhìn chung, chắp mắt trẻ em không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nói chung hay thị lực ở trẻ nói riêng. Các bậc phụ huynh hãy thực hiện các biện pháp cải thiện nêu trên, nếu không hiệu quả thì hãy đưa trẻ đến khám mắt tại Trung tâm mắt công nghệ cao 3P Sài Gòn