Đau mắt hột là một trong những bệnh lý nhiễm trùng ở mắt có nguy cơ gây suy giảm thị lực. Bệnh lý này hoàn toàn có khả năng xuất hiện ở mọi độ tuổi và có thể tiến triển thành mạn tính nếu như không được điều trị sớm. Hiện nay, đã có khá nhiều phương pháp điều trị đau mắt hột được đưa ra để chữa trị cho từng nhóm đối tượng người bệnh cụ thể.

1. Đôi nét về bệnh đau mắt hột

Mắt hột là bệnh lý có mặt ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở những nước nghèo và chậm phát triển. Khi tình trạng vệ sinh càng kém thì sự sinh bệnh, lây truyền diễn ra càng nặng. Bệnh đau mắt hột có thể lây lan do các yếu tố sau đây: nguồn nước bị ô nhiễm; trong gia đình hay nhóm bạn, nhà trẻ dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt, bồn tắm; dùng nước ao hồ trong sinh hoạt như tắm rửa, ăn uống…

Bệnh đau mắt hột là một bệnh lý sinh ra do viêm kết mạc và giác mạc bởi vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Bệnh có khả năng cao tiến triển mạn tính, rất dễ lây lan thành dịch bệnh do chúng ta tiếp xúc phải trực tiếp với dịch tiết của mắt hay tiếp xúc thông qua việc dùng chung đồ vật với người mắc bệnh.

Tổn thương cơ bản của bệnh đó là xuất hiện các hột ở mắt. Bệnh có thể diễn biến ngày một nặng lên, các hột dần to lên và nổi trên bề mặt, các hột này có thể sẽ vỡ ra và tạo thành sẹo kết mạc. Sẹo khi ở mức độ nặng làm cho sụn mi ngắn lại và bờ bị mi bị lộn vào trong gây phát triển các lông quặm. Những triệu chứng của đau mắt hột khá dễ dàng nhận biết, do đó người bệnh cần phải đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe mắt của mình. Nếu như thấy có dấu hiệu bất thường nào hãy nhanh chóng gặp các bác sĩ Nhãn khoa để được điều trị càng sớm càng tốt, tuyệt đối không để bệnh diễn biến nặng và làm ảnh hưởng đến thị lực của mắt.

1.1 Mức độ nguy hiểm của bệnh mắt hột

Mức độ nguy hiểm của bệnh mắt hột sẽ diễn biến thông qua 5 giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn 1 – Viêm nang: Đây là thời điểm vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào mắt của người bệnh, gây nên tình trạng ngứa và đỏ quanh mắt. Nếu như người bệnh cảm thấy mắt ngứa ngáy khó chịu và đưa tay lên dụi mắt thường xuyên sẽ làm mắt đau nhiều hơn.
  • Giai đoạn 2 – Viêm cường độ cao: Sau khoảng 5 – 12 ngày phát triển của bệnh, mí mắt của người bệnh sẽ trở nên sưng đỏ và mưng mủ. Khả năng lây nhiễm diễn ra ở giai đoạn này cực kỳ cao.
  • Giai đoạn hình thành thành sẹo: Nếu như người bệnh chủ quan không gặp bác sĩ để được điều trị bệnh mắt hột thì nhiễm trùng bình thường sẽ phát triển trở thành sẹo hóa ở mí mắt. Vết sẹo nằm ở vị trí bên trong mí mắt, tuy nhiên có nhiều trường hợp vết sẹo bị biến dạng làm mất thẩm mỹ.
  • Giai đoạn lông mi mọc ngược: Khi mí mắt đã bị biến dạng bởi sẹo và lộn ngược vào trong, lông mi cũng từ đó bị mọc ngược theo. Khi đó, lông mi sẽ không hướng ra ngoài như mắt của những người bình thường mà phát triển vào bên trong, tiếp xúc trực tiếp với giác mạc, làm trầy xước lớp giác mạc mắt.
  • Giai đoạn mờ giác mạc: Khi lông mi liên tục cọ xát và khiến cho giác mạc bị tổn thương, lâu dần theo thời gian sẽ dẫn đến hiện tượng mờ giác mạc. Đến thời điểm này, nếu như không chữa kịp thời có thể dẫn đến mù lòa.

1.2 Những biến chứng nguy hiểm của bệnh mắt hột

Nếu như người bệnh không được thực hiện các phương pháp điều trị đau mắt hột có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như là:

  • Dẫn đến viêm kết mạc mạn tính khiến cho mắt bị đỏ mắt, ngứa, cộm, xốn quanh năm
  • Lông quặm là tình trạng tổn thương kết mạc bờ mi gây cho lông mi bị xiêu vẹo và biến dạng, quặp vào bên trong gây cọ xát liên tục vào giác mạc, gây tổn thương, trầy xước, loét giác mạc và làm mờ đục giác mạc.
  • Nếu như người bệnh vệ sinh mắt kém sẽ khiến mắt dễ bị nhiễm khuẩn, gây nên tình trạng viêm mủ nhãn cầu có thể phải khoét bỏ mắt hoặc viêm teo mắt dẫn đến mất thị lực
  • Viêm sụn mi: Đây là một dạng tổn thương làm bờ mi dày lên, xơ hóa, biến dạng sụn mi.
  • Bội nhiễm: Đây là biến chứng xảy ra do bệnh mắt hột làm cho giác mạc bị tổn thương dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus và cả nhiễm vi nấm, dẫn đến viêm loét giác mạc và có thể gây mù lòa.
  • U hột ở rìa giác mạc lan dần vào diện đồng tử và có khi còn có thể lan cả toàn bộ giác mạc
  • Loạn thị: Xảy ra do sạn vôi và các sẹo mắt hột cọ sát lâu ngày trên giác mạc khiến cho giác mạc gồ ghề, lởm chởm, làm sai lệch đường đi của ánh sáng, gây nên hiện tượng loạn thị, giảm thị lực.
  • Viêm tuyến lệ, tắc ống dẫn lệ dẫn đến tình trạng người bệnh bị, chảy nước mắt sống.
  • Khô mắt, khô giác mạc: Biến chứng này xảy ra do các ống tuyến bị teo, giảm tiết dịch, mắt trắng khô, tầm nhìn mờ hẳn, có thể dẫn tới tình trạng loét giác mạc, thủng giác mạc và gây mù lòa.

2. Những phương pháp điều trị đau mắt hột hiệu quả nhất

Có hai phương pháp điều trị đau mắt hột chính được đưa ra đó là: Điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Với mỗi phương pháp sẽ được áp dụng cho từng tình trạng bệnh lý ở từng giai đoạn cụ thể, như là:

2.1 Điều trị đau mắt hội nội khoa

Vì nguyên nhân chính gây ra đau mắt hột xuất phát từ nhiễm khuẩn, cho nên các bác sĩ thường sẽ sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Với thuốc kháng sinh cũng sẽ có 2 loại đó là thuốc ở dạng tra mỡ và thuốc uống. Hầu hết, việc sử dụng thuốc kháng sinh đều yêu cầu người bệnh phải uống và tra mỡ đều đặn từ 6 tháng đến 1 năm.

Tuy nhiên, để được điều trị với loại thuốc phù hợp cho mình thì người bệnh nên đến bệnh viện và kiểm tra thật kỹ với bác sĩ chuyên khoa, bởi tình trạng bệnh ở mỗi người sẽ không giống nhau. Việc áp dụng phương pháp điều trị nội khoa thông thường sẽ dành cho những đối tượng bệnh chưa quá nặng, chưa xảy ra những biến chứng và đang ở giai đoạn 1,2.

Khi điều trị đau mắt hột nội khoa, có một số lưu ý như sau:

  • Người bệnh cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng nước sạch, đặc biệt nên thường xuyên vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý.
  • Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân và thuốc vệ sinh mắt với các thành viên trong gia đình.
  • Kết hợp điều trị cả cho những thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, người bệnh cần làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế, không nên tự ý điều trị không theo chỉ định và lạm dụng thuốc kháng sinh.
  • Thường xuyên tra nước mắt nhân tạo để chống khô tình trạng mắt và bổ sung đầy đủ vitamin cần thiết.

2.2 Điều trị đau mắt hột ngoại khoa

Những phương pháp điều trị đau mắt hột ngoại khoa thường được đưa ra khi tình trạng bệnh đang phát triển vào khoảng giai đoạn 3,4,5. Quá trình này sẽ giúp cho người bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, đặc biệt là mù lòa.

  • Đối với những người có tình trạng lông mi bắt đầu mọc ngược vào phía trong ở dạng nhẹ thì bác sĩ sẽ tiến hành đốt lông xiêu, nhằm cắt đứt sợi lông mi mọc ngược, tránh làm ảnh hưởng đến giác mạc.
  • Đối với những người đã bị quặm mi vào phía trong, gây mất thẩm mỹ sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật mổ quặm. Phương pháp này vừa giúp cải thiện mí mắt, đưa mí mắt trở lại bình thường và ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm như viêm giác mạc, rách giác mạc,…
  • Đối với những người tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng, giác mạc đã bị tổn thương sâu, tầm nhìn bị mờ đi và có nguy cơ cao dẫn đến mù lòa thì ghép giác mạc chính là phương pháp thường được áp dụng nhất.

Vậy là, chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu những vấn đề quan trong xoay quanh bệnh đau mắt hột cũng như những phương pháp điều trị đau mắt hột hiệu quả nhất. Hy vọng rằng, bài viết của chúng tôi đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích và giải đáp được những thắc mắc về bệnh lý này. Nếu như, bạn có thêm câu hỏi nào cần giải đáp, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn trong thời gian sớm nhất nhé.

Bạn cần tư vấn và điều trị hay tầm soát bệnh lý mắt, hãy inbox hoặc gọi qua hotline 1900 636 877. ?? ??????? với chuyên gia nhãn khoa đầu ngành luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình bảo vệ đôi mắt sáng khỏe.
—————————
?? ??????? – ????? ??̂? ??̆́? ??̂?? ????̣̂ ???
? 101 Đường Số 3 – KDC Cityland – Phường 10 – Quận Gò Vấp – TP Hồ Chí Minh.
☎️ HOTLINE: 1900 636 877.