Nhận biết bản thân bị mắc tật khúc xạ thông qua các biểu hiện có ý nghĩa quan trọng đối với người bị tật khúc xạ ở mắt, giúp người bệnh phát hiện vấn đề bất thường ở mắt để đi thăm khám và xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm cũng như cải thiện tầm nhìn cho người bệnh.
Vậy tật khúc xạ ở mắt biểu hiện như thế nào và các thông tin hữu ích về tật khúc xạ sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây.
1. Định nghĩa về tật khúc xạ
Khi một số bộ phận chủ chốt quyết định đến khả năng thị lực của mắt như trục nhãn cầu, giác mạc, thủy tinh thể gặp bất thường khiến cho các tia sáng khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc gây mờ tầm nhìn được gọi là tật khúc xạ.
Tật khúc xạ là từ chung được dùng để chỉ các loại tật như: cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị. Các loại tật khúc xạ này là nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy giảm thị lực và có thể biến chứng thành nhược thị, lác (lé), mù lòa.
2. Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ ở mắt
Tật khúc xạ mắt được sinh ra từ các nguyên nhân dưới đây:
- Do bẩm sinh có các bất thường ở cấu trúc của mắt như: trục nhãn cầu quá ngắn hoặc quá dài, giác mạc quá phồng hay dẹt,..
- Do di truyền từ gia đình, những người có bố mẹ bị tật khúc xạ thì rất có khả năng sẽ di truyền sang con.
- Do gặp các chấn thương ở mắt khi làm việc.
- Do lão hóa bởi tuổi tác, gây mất độ phồng tự nhiên ở thủy tinh thể.
- Tiền sử đã từng thực hiện phẫu thuật ở mắt như phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể.
- Do thói quen sinh hoạt không đúng như: tư thế ngồi sai, để mắt làm việc trong nhiều giờ liên tục, sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng,…
3. Biểu hiện tật khúc xạ ở mắt là gì?
Tật khúc xạ được biểu hiện thông qua các triệu chứng và dấu hiệu cụ thể:
- Triệu chứng: Mờ mắt, nhức mắt, mỏi mắt, đau đầu, lóa mắt, nhìn thấy 2 hình ảnh của 1 vật thể.
- Dấu hiệu: Nghiêng đầu khi nhìn, nheo mắt, dụi mắt, hay chảy nước mắt, cúi gần khi đọc sách,…Các dấu hiệu này thường được biểu hiện rõ ở trẻ em, vì vậy các phụ huynh có thể quan sát để phát hiện sớm trẻ bị mắc tật khúc xạ.
Ngoài ra còn có một số triệu chứng và dấu hiệu không được kể đến ở trên. Nếu phát hiện các bất thường ở mắt người bệnh nên đến gặp bác sĩ Nhãn khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị tật khúc xạ kịp thời, giúp người bệnh cải thiện khả năng thị lực và tránh tình trạng tật khúc xạ diễn tiến nặng, gây khó khăn trong điều trị hoặc có thể biến chứng nguy hiểm.
4. Phương pháp điều trị khúc xạ ở mắt không cần phẫu thuật
4.1. Chỉnh bằng kính thuốc
Đây là phương pháp điều chỉnh khúc xạ đơn giản và an toàn nhất bởi không cần tác động đến cấu trúc mắt, tránh tổn thương đến mắt. Sau khi người bệnh được bác sĩ Nhãn khoa chẩn đoán bệnh, đo độ khúc xạ thì sẽ được trang bị một đơn kính với thông số phù hợp để người bệnh được cải thiện tầm nhìn tối ưu.
Với phương pháp này người bệnh có 2 lựa chọn:
- Đeo kính áp tròng mềm: Phương pháp này phù hợp với những người không thích đeo kính gọng, hoặc do yêu cầu công việc không được đeo kính, không phù hợp để đeo kính gọng.
- Đeo kính gọng: Quy trình sử dụng của phương pháp này rất đơn giản, vì vậy rất phù hợp với trẻ nhỏ.
4.2. Ortho K
Ortho K (Orthokeratology) là kính áp tròng cứng, được đeo vào ban đêm khoảng 6- 8 tiếng khi ngủ để chỉnh lại tạm thời hình dạng của giác mạc trở về bình thường, khi thức dậy vào buổi sáng thì tháo kính Ortho K ra và mắt có thể nhìn rõ được ngay, tình trạng này có thể kéo dài được đến hết ngày mà không cần đeo kính lại.
Với phương pháp Ortho K thị lực của người bệnh sẽ được cải thiện hiệu quả mà hoàn toàn không cần thực hiện các biện pháp xâm lấn như phẫu thuật giác mạc, nhằm bảo vệ mắt tránh khỏi các tổn thương của phẫu thuật.
Ortho K còn được khuyên dùng trong điều chỉnh cận thị ở trẻ em bởi khả năng kiểm soát tăng độ cận thị ở một mức nhất định.
Nếu có bất cứ biểu hiện nào về tật khúc xạ ở mắt người bệnh nên đến gặp bác sĩ Nhãn khoa ngay để được chẩn đoán và điều chỉnh sớm, không để lâu gây khó khăn trong điều trị và tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Trung tâm mắt Công nghệ cao 3P Sài Gòn chuyên khám và điều trị các bệnh lý ở mắt. Nếu bạn cần thăm khám và tư vấ điều trị tật khúc xạ hiệu quả hãy đến gặp bác sĩ Nhãn khoa của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.