Đa số mọi người đều nhận thức được rằng ánh sáng mặt trời chứa ánh sáng nhìn thấy được và cả tia cực tím mà các tia này có thể mang lại cho bạn một làn da nâu hay khiến bạn bị cháy nắng. Nhưng không nhiều người biết rằng chứa trong ánh sáng đó là một dãy các loại tia với các mức năng lượng khác nhau.

Vậy Ánh sáng Xanh (blue light) là gì?

Ánh sáng mặt trời chứa đựng các màu đỏ, cam vàng, xanh lá, xanh dương và nhiều sắc độ khác của màu sắc, phụ thuộc vào năng lượng và bước sóng của mỗi cá thể tia. Khi phối hợp tất cả các ánh sáng có màu sắc khác nhau lại tạo thành “ánh sáng trắng” hay còn biết đến là ánh sáng mặt trời.

Ánh sáng xanh là ánh sáng có bước sóng trong khoảng 380 đến 500nm

Quang phổ

Để tránh bài viết đi sa đà vào các khái niệm chuyên sâu của vật lý, có thể hiểu đơn giản bước sóng của mỗi loại ánh sáng sẽ thể hiện được màu sắc của ánh sáng đó và mức năng lượng mà loại tia đó mang theo. Các loại tia chứa bước sóng dài thì ít năng lượng và ngược lại các tia bước sóng ngắn chứa nhiều năng lượng.

Ánh sáng đó là ánh sáng có bước sóng dài nhất trong dãi ánh sáng ta có thể nhìn thấy được, và diễn nhiên ánh sáng đó chứa ít năng lượng. Ngược lại, bức xạ của ánh sáng xanh là nằm ở cuối dãy ánh sáng có thể thấy được chứa bước sóng rất ngắn và mang nhiều năng lượng hơn.

Ánh sáng cao hơn cả ánh đó ta còn gọi là tia hồng ngoại, và loại tia này chúng ta không thể thấy được. Các loại đèn chiếu ấm và mang lại nhiệt chính là ứng dụng của tia hồng ngoại. Tuy nhiên thực tế ta vẫn thấy được màu đỏ ở các loại đèn chiếu ấm này là do nhà sản xuất đặt vào ánh sáng đỏ để giúp người dùng biết rằng thiết bị đang bật.

Ánh sáng thấp nhất, có bước sóng nhỏ hơn ánh sáng ta có thể thấy gọi là tia cực tím. Người ta gọi là tia cực tím vì bước sóng gần nhất với nó mà ta có thể thấy được là màu tím.

Mặt xấu và mặt tốt của tia cực tim

Tia cực tím có năng lượng cao hơn ánh sáng nhìn thấy, vì vậy nó có khả năng thay đổi tính chất của da, khiến da xạm và cháy năng. Thực tế rằng trong các đèn của máy nhuộm màu da chứa nhiều tia cực tím để giúp làm da nhanh cháy nắng và sậm màu đi.

Tuy nhiên nếu để da bị bộc lộ trước tia cực tím quá nhiều sẽ gây ra tình trạng đau đớn do cháy năng. Và tồi tệ hơn là có thể dẫn đến ung thư da.

Ở mắt, các tia này có thể gây bỏng nắng ở mắt. Các tình trạng như photokeratitis (viêm giác mạc do cháy nắng) hay còn gọi là snow-blindness (tình trạng mù gặp ở các vùng có tuyết) triệu chứng là đau đớn và mất thị lực tạm thời. Nhưng bên cạnh các mặt xấu, tia cực tím còn giúp cho cơ thể tổng hợp Vitamin D

Ánh sáng xanh góp phần tạo nên tình trạng quá tải thị lực. Một số loại kính có thể giúp cải thiện khó chịu khi làm việc dưới máy tính.

Căn bản, ánh sáng con người có thể nhìn thấy được có nằm trong dãi bước sóng từ 700nm đến 380nm, bắt đầu từ màu đỏ và kết thúc ở màu tím.

Thuật ngữ “ánh sáng xanh” không phải ánh sáng màu xanh mà là tên gọi chung cho các ánh sáng có bước sóng từ 380 đến 500nm. “Ánh sáng xanh” thực tế gồm có hai loại ánh sáng, một là xanh tím (380 đến 450 nm) và màu xanh-ngọc lam (450 đến 500 nm).

Vì vậy, gần như hết 1 phần 3 của ánh sáng có thể thấy được được tính là “ánh sáng xanh” – “ánh sáng với năng lượng cao”.

Tóm tắt về “Ánh sáng Xanh”

Giống như tia cực tím, ánh sáng xanh có thành phần là những ánh sáng năng lượng cao với các bước sóng ngắn. Và đều có điểm tốt và xấu cho con người.

  1. Ánh sáng Xanh có ở khắp mọi nơi

Ánh mặt trời là một nguồn lớn phát ánh sáng xanh, khi bạn ra ngoài vào ban ngày là thời điểm bạn tiếp nhận ánh sáng xanh nhiều nhất. Ngoài ra còn những nguồn khác mang lại ánh sáng xanh nhân tạo như, ánh sáng từ đèn điện bao gồm ánh sáng màu xanh và ánh sáng từ các đèn LED  của màn hình điện tử.

Điểm đáng chú ý nhất, là hiển thị của màn hình vi tính, sách điện tử, điện thoại và các thiết bị điện tử khác phát ra phần lớn là ánh sáng xanh. Tuy phần lớn ánh sáng năng lượng cao từ các thiết bị điện tử phát ra nếu so sánh thì chỉ là một phần nhỏ so với ánh sáng mặt trời. Nhưng với cuộc sống hiện đại, con người dành thời gian không ít trước các thiết bị điện tử, và theo ý kiến các chuyên gia và Bác sĩ Nhãn khoa, điều này cần phải xem xét như một nguy cơ về lâu dài lên sức khỏe của đôi mắt.

  1. HEV – Ánh sáng năng lượng cao. Tại sao bầu trời lại màu xanh và hoàng hôn lại màu đỏ?

Ánh sáng bước sóng ngắn và mang đầy năng lượng cao này chính là lý do cho bầu trời vì sau lại có màu xanh. Bởi vì loại ánh sáng này có khả năng tán xạ tốt hơn so với các ánh sáng khác khi nó chiếu qua các phân tử khí và hơi nước trên bầu khí quyển. Với độ tán xạ cao, nó khiến cho bầu trời có màu xanh. Đặc điểm của ánh sáng có năng lượng càng cao thì khả năng đi xuyên càng lớn nhưng đi xa lại càng thấp, vì vậy khi hoàng hôn và bình minh ánh sáng phải đi một đoạn đường dài hơn trước khi tới được mắt ta, và ở thời điểm đó ta thấy bầu trời lại có màu đỏ – hồng.

  1. Đôi mắt chúng ta rất kém trong việc chặn được Ánh sáng Xanh

Nữa phần trước của đôi mắt (giác mạc và thủy tinh thể) làm rất tốt công việc của mình là chặn gần như 99% tia cực tím, và bảo vệ hoàn toàn được võng mạc của phần sau đôi mắt. Thực tế là chỉ có 1% tia cực tím chạm tới được võng mạc mắt kể cả khi bạn phơi mắt ra trước ánh sáng mặt trời mà chẳng có một chút gì bảo vệ. Tuy nhiên nhớ rằng, võng mạc thì được che chở an toàn, nhưng phần còn lại của mắt, vẫn đón nhận hết tia cực tím và vẫn gây ra các vấn đề về mắt như: đục thủy tinh thể, bỏng mắt do bức xạ (snow blindness), mộng thịt, mộng mỡ và ung thư. Nên chẳng khuyến cáo các bạn phơi mắt trước ánh sáng mặt trời, hãy nhớ đặt lên đó một cặp kính mát che chở cho thứ quan trọng với mình.

  1. Ánh sáng Xanh và nguy cơ của bệnh Thoái hóa hoàng điểm

Thực sự thì ánh sáng xanh có khả năng đi thẳng trực tiếp vào võng mạc (một lớp tế bào sâu phía trong của mắt). Và nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng, tiếp xúc quá nhiều với Ánh sáng Xanh sẽ gây tổn thương tới các tế bào cảm thụ ánh sáng của võng mạc. Và điều này gây ra các biến đối giống với tình trạng thoái hóa hoàng điểm và dẫn tới mất thị lực vĩnh viễn (mù).

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định một điều, bao nhiêu ánh sáng tự nhiên và nhân tạo gọi là nhiều và bao nhiêu sẽ chắc chắn ảnh hưởng đến võng mạc. Tuy nhiên, điều các nhà nghiên cứu có thể nói bây giờ là tiếp xúc nhiều ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử sẽ tăng nguy cơ cho bạn bị thoái hóa hoàng điểm khi về già.

  1. Ánh sáng Xanh đóng góp cho tình trạng quá tải thị lực khi sử dụng thiết bị điện tử

Bởi vì mang bước sóng ngắn, các tia của ánh sáng xanh dễ dàng tán xạ hơn các loại tia khác, khi ánh sáng trong mắt tán xạ nhiều khiến mắt giảm khả năng tập trung. Khi bạn làm việc trên các thiết bị điện tử, ánh sáng xanh tán xạ trong mắt và các tia tán xạ này gây “nhiễu” làm giảm đi độ tương phản (rõ nét) của hình ảnh và khiến mắt bạn bị “quá tải ánh sáng điện tử”.

Các nghiên cứu cho thấy rằng các loại tròng kính lọc ánh sáng (chặn ánh sáng có bước sóng thấp hơn 450nm) giúp tăng cảm giác tương phản của hình ảnh khi nhìn một cách rõ rệt. Vì vậy, các loại kính làm việc máy tính được nhuộm tròng màu vàng giúp tăng sự thoải mái khi bạn nhìn các thiết bị điện tử trong thời gian dài.

Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng tới đôi mắt
  1. Bảo vệ mắt trước Ánh sáng Xanh đặc biệt quan trọng sau khi bạn phẫu thuật đục thủy tinh thể (cườm khô)

Thủy tinh thể của người lớn khả năng chặn 100% tia cực tím từ ánh sáng mặt trời. Và khi chúng ta có tuổi, sự lão hóa của thủy tinh thể một cách tự nhiên lại có khả năng ngăn chặn một phần cả các ánh sáng xanh, giúp bảo vệ mắt ta khỏi bệnh Thoái hóa hoàng điểm gây ra mất thị lực.

Nếu như bạn có đục thủy tinh thể và có dự định phẫu thuật.

Hãy hỏi phẫu thuật viên của bạn, loại kính nào sẽ được đặt vào trong mắt của bạn, và chiếc kính đó sẽ thay thế cho “chiếc kính tự nhiên đã bị mờ” của bạn. Hãy hỏi rằng kính bạn sắp đặt vào có bao nhiêu khả năng chặn được ánh sáng xanh, và đặc biệt nếu nghề nghiệp của bạn đòi hỏi bạn phải ngồi nhiều giờ trước mắt tính. Một chiếc kính lọc được ánh sáng xanh là một lựa chọn tuyệt vời. Là một chiếc khiên bảo vệ cho đôi mắt của bạn sau phẫu thuật.

  1. Đâu phải Ánh sáng xanh lúc nào cũng là xấu

Có phải là ánh sáng xanh là xấu hoàn toàn? Vậy sao ta không chặn hoàn toàn nó mọi lúc mọi nơi?

Đó không phải là một ý kiến hay. Nghiên cứu cho thấy rằng ánh sáng năng lượng cao giúp tăng sự tỉnh táo, cải thiện trí nhớ và khả năng nhận thức, và đặc biệt, cải thiện tâm trạng – tinh thần.

Thực tế, có những phương pháp điều trị sử dụng liệu pháp ánh sáng để chữa chứng “Rối loạn cảm xúc theo mùa” (SAD – seasonal affective disorder). Một dạng trầm cảm liên quan sự thay đổi theo mùa. Triệu chứng thường là bắt đầu ở mùa thu và kéo dài qua mùa đông. Liệu pháp này sử dụng áng sáng trắng chứa cả các tia của các ánh sáng xanh để cải thiện tâm trạng tinh thần cho người bệnh.

Và ánh sáng xanh cực quan trọng trong việc ổn định nhịp điệu sinh học hằng ngày của cơ thể. Giúp cơ thể ổn định vòng tuần hoàn thức và ngủ. Tiếp nhận ánh sáng ban ngày nhiều giờ giúp cho chúng ta duy trì một nhịp sinh học khỏe mạnh. Tuy nhiên quá nhiều ánh sáng xanh về đêm (đọc sách báo trên máy tính, điện thoại trên giường) gây ra rối loạn nhịp sinh học, gây chứng mất ngủ về đêm và lờ đờ vào ban ngày.

Kính lọc Ánh sáng Xanh

Nếu như bạn phải làm việc thường xuyên trước màng hình điện tử, một cách tiện lợi để giảm ảnh hưởng đến sức khỏe đó là dùng kính lọc ánh sáng xanh.Dùng thiết bị điện tử phát ánh sáng xanh thời gian dài sẽ gây ra tình trạng quá tải ở mắt và dẫn đến các vấn đề của mắt về lâu dài.

Các loại kính lọc dán cho máy tính bảng, điện thoại, màng hình vi tính có khả năng chặn được lượng lớn ánh sáng xanh mà lại không hề ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.

Các hãng sản xuất đồ lọc cho thiết bị điện tử trên thị trường: Eyesafe (Health-E), iLLumiShield, RetinaShield (Tech Armor), Retina Armor (Tektide), Frabicon and Cyxus.

Một số loại kính lão có thể giúp giảm tác hại của ánh sáng xanh từ màng hình thiết bị điện tử. Các kính đeo mắt lọc ánh sáng xanh trên thị trường bán không cần toa của bác sĩ, bạn có thể phối hợp với đeo kính tiếp xúc và cặp kính gọng để đạt thị lực tối ưu. Hoặc bạn đặt bác sĩ làm riêng một cặp kính cho bạn với khoảng cách làm việc của riêng bạn.

Sử dụng kính lọc ánh sáng xanh để bảo vệ đôi mắt

Một số nhà sản xuất tròng kính còn giới thiệu loại kính chống lóa và có lớp chống chói, cũng có khả năng chặn ánh sáng xanh của mặt trời và thiết bị điện tử. Ngoài ra vẫn còn lựa chọn là kính đổi màu cho sự bảo vệ đôi mắt liên tục cả trong nhà và ngoài trời, vì kính có khả năng tự đổi màu với lượng ánh sáng xung quanh.

Điều cuối cùng bạn cần nhớ. Hãy hỏi ý kiến Bác sĩ và chuyên gia về kính, để tìm được loại tròng thích hợp nhất với nhu cầu của riêng bạn.

Dịch: ThS. BS Nguyễn Lê An

Tác giả: Gary Heiting, OD

Bạn cần tư vấn và điều trị hay tầm soát bệnh lý mắt, hãy inbox hoặc gọi qua hotline 1900 636 877 với chuyên gia nhãn khoa đầu ngành luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình bảo vệ đôi mắt sáng khỏe.