Cận thị khiến hình ảnh được hội tụ ở phía trước võng mạc thay vì hội tụ ở đúng trên võng mạc như mắt người bình thường. Tình trạng này dẫn tới mắt không thể nhìn rõ các vật ở xa, xảy ra với bất cứ ai bị cận thị, kể cả cận nặng hay nhẹ, chỉ khác nhau ở mức độ. Người bị cận thị nặng chắc chắn phải đeo kính mới có thể nhìn rõ, còn người cận nhẹ có nên đeo kính không cũng là thắc mắc của rất nhiều người.

Cận thị là bệnh lý mắt thường gặp

Thế nào là cận thị nhẹ?

Cận thị là tình trạng hình ảnh không hội tụ ở trên võng mạc mà hội tụ ở phía trước võng mạc dẫn tới nhìn gần rõ nhưng nhìn xa thì bị mờ.

Hình ảnh mắt cận thị và mắt bình thường

Cận thị nhẹ là cận thị ở mức dưới 3 độ. Người cận thị nhẹ sẽ có số đo mắt nằm trong khoảng từ 0.25 độ đến 3 độ. Cận thị nhẹ thường chỉ gây khó khăn trong công việc và sinh hoạt hàng ngày mà ít gây biến chứng như lác hay nhược thị.

Triệu chứng cận nhẹ gồm có:
  • Nhìn xa bị mờ nhưng nhìn gần rõ
  • Nhìn kém vào ban đêm hoặc ở nơi thiếu sáng
  • Mỏi mắt, hay chảy nước mắt
  • Nheo mắt để nhìn khi không thấy rõ gây nhức đầu

Triệu chứng ở người cận thị nhẹ cũng tương tự như cận thị chung, tuy nhiên mức độ thấp hơn ở người cận thị trung bình và nặng. Người bị cận nhẹ nhìn gần rõ hơn, chỉ nhìn xa mới bị mờ, còn ờ người cận thị nặng thì nhìn gần hay xa đều mờ.

Cận thị nhẹ có nên đeo kính không?

Hầu hết các trường hợp cận thị đều bắt đầu từ cận nhẹ, vậy người cận nhẹ có nên đeo kính không? Theo các bác sĩ Nhãn khoa, đeo kính là một giải pháp hỗ trợ cải thiện khả năng nhìn, giúp người cận thị nhìn rõ ở cả khoảng cách gần và xa. Kính cận sẽ giúp điều chỉnh điểm hội tụ của hình ảnh về đúng vị trí trên võng mạc.

Cận thị khiến bệnh nhân khó khăn trong sinh hoạt

Nếu như bị cận thị mà không đeo sẽ khiến mắt phải điều tiết quá mức gây mỏi mắt, đau nhức mắt, đau đầu, lâu ngày sẽ khiến độ cận thị tăng lên, thị lực sẽ càng bị tổn hại nghiêm trọng.

Người bị cận nhẹ vẫn nên đeo kính để mắt có thể nhìn rõ ở cả xa và gần, đồng thời tránh tình trạng mắt phải điều tiết quá mức gây tăng độ.

Lưu ý khi đeo kính như sau:

Vì vậy, người bị cận thị dù nhẹ cũng nên đeo kính, tùy vào độ cận mà tần suất sử dụng kính sẽ khác nhau:

  • Người bị cận dưới 0.5 độ thì có thể đeo hoặc không, vì mắt vẫn nhìn tốt và không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống.
  • Người bị cận từ 0.75 độ nên đeo kính để không ảnh hưởng tới công việc hàng ngày, nhưng không cần sử dụng kính thường xuyên.Người bị cận ở ngưỡng từ 1 – 3 độ, để hạn chế tình trạng mắt phải điều tiết quá mức thì cần phải đeo kính khi cần nhìn các vật ở xa, đọc sách, sử dụng tivi, máy vi tính, điện thoại… trong thời gian dài, hay khi làm các công việc cần quan sát tập trung như lái xe, thêu thùa, may vá…

Tuy nhiên, ở những người bị cận nhẹ vẫn còn khả năng quan sát tốt ở cự ly gần. Nếu không cần nhìn xa, không cần tập trung hay khi ở thì không nên đeo kính cả ngày. Thỉnh thoảng nên tháo kính cho mắt được thư giãn và tập điều tiết để không bị phụ thuộc vào kính.

Các loại kính dành cho người bị cận thị nhẹ

Cận thị có thể đeo kính gọng hỗ trợ

Người bị cận nhẹ có thể dùng 1 trong 3 lại kính sau để cải thiện khả năng nhìn rõ:

  • Kính gọng: Kính gọng là giải pháp điều chỉnh cận thị phổ biến nhất bởi sự an toàn, tiện lợi và hiệu quả. Với phương pháp này người cận thị sẽ được trang bị một đơn kính với thông số phù hợp để khả năng nhìn được cải thiện tối đa và mang lại cảm giác thoải mái cho mắt.
  • Kính áp tròng mềm: Phương pháp này cũng giống như kính gọng, người cận thị sẽ được trang bị một đơn kính để cải thiện khả năng nhìn. Tuy nhiên cách đeo sẽ khác nhau, kính áp tròng được gắn lên giác mạc vì vậy sẽ đáp ứng những công việc yêu cầu không đeo kính, hay những hoạt động mạnh như tập thể dục, chạy bộ,… Vì vậy sẽ giúp người cận thị tự tin hơn khi giao tiếp và làm việc.
  • Điều trị cận nhẹ bằng kính áp tròng Ortho-K

Sử dụng kính áp tròng là một lựa chọn tốt cho người cận thị làm các công việc không được đeo kính gọng.

Kính áp tròng Ortho-K

Kính áp tròng cứng (kính Ortho K): Ortho K là kính áp tròng được thiết kế với độ cứng vừa phải để điều chỉnh lại tạm thời hình dạng quá cong của giác mạc người cận thị. Đeo kính Ortho K vào ban đêm khoảng 6 – 8 tiếng khi ngủ sẽ giúp giác mạc được chỉnh lại hình dạng bình thường. Sáng thức dậy kính sẽ được tháo ra và mắt sẽ nhìn rõ trong cả ngày, giúp người bệnh nhìn rõ mà không bị phụ thuộc vào kính cả ngày, giúp mắt được thư giãn và tập điều tiết. Do đó, sử dụng kính Ortho K sẽ giúp kiểm soát tăng độ cận thị hiệu quả.

Như vậy cận thị dù nhẹ vẫn nên đeo kính để tránh tình trạng mắt phải điều tiết quá mức gây nhức mắt, mỏi mắt và tăng độ cận khiến thị lực bị suy giảm trầm trọng hơn. Nếu bạn đang mắc tật cận thị hãy đến Trung tâm mắt công nghệ cao 3P Sài Gòn để được đo chính xác độ cận và thực hiện chỉnh kính đúng độ nhằm đảm bảo chức năng thị giác hoạt động tốt nhất.