Có một sự thật rằng 80% những thứ trẻ em tiếp nhận từ đi học là thông qua thị giác. Điều này có nghĩa là nếu một đứa trẻ có vấn đền về thị giác, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phát triển của trẻ. Biết các đọc và phát hiện sớm các dấu hiện bất thường của trẻ là một kiến thức không thể thiếu cho các bậc phụ huynh.
Một quy trình chăm sóc toàn diện mắt cho trẻ em đòi hỏi trẻ được đưa đi khám mắt tổng quát lúc 6 tháng tuổi và lặp lại lúc 3 tuổi. Và thăm khám định kì khi trẻ trong tuổi đi học.
- Thường xuyên ngồi gần xem TV và đọc sách với khoảng cách quá gần.
Có một trong những “người ta nói” rằng ngồi xem tivi với khoảng cách gần sẽ làm hư mắt, nhưng thật ra là ngược lại. Thói quen đó xuất phát từ việc thị giác của trẻ đã có vấn đề. Khi trẻ không thể thấy rõ được tivi hay sách mà phải tiến lại gần mới thấy rõ hơn. Có thể trẻ của bạn đã mắc tật khúc xạ.
- Thường xuyên dụi mắt.
Đây là một hành động hết sức bình thường khi trẻ mệt mỏi, hay khi khóc. Tuy nhiên sẽ là một dấu hiệu bất thường về thị lực của trẻ khi trẻ dụi mắt thường xuyên, khi đang vui chơi và hoạt động hoặc đang cố gắng nhìn chăm chú. - Mất dấu khi đang đọc chữ và cần phải dùng ngón tay để lần theo dòng chữ.
Thông thường khi trẻ mới học đọc chữ, trẻ thường dùng tay để chỉ chữ và đọc to từng từ một. Tuy nhiên, trẻ với thị giác bình thường sẽ có khả năng tập trung và không bị mất chữ. Nếu như sau một thời gian quan sát, trẻ đọc liên tục mà vẫn phải dùng tay chỉ. Hãy yêu cầu trẻ bỏ tay ra để thử đọc tiếp. Nếu trẻ không làm được, đây là một dấu hiệu bất thường cần mang đến Bác sĩ chuyên khoa Mắt. - Nhạy cảm với ánh sáng và thường xuyên chảy nước mắt.
Thông thường thì mắt của trẻ em khá nhạy cảm với ánh sáng, đây là một điều bình thường. Tuy nhiên nó sẽ là bất thường nếu như trẻ có triệu chứng đau đầu, nôn ói khi nhìn các ánh sáng trong nhà hay ngoài trời. Có thể trẻ đã mắc hội chứng sợ ánh sáng, và đây là một triệu chứng của một bệnh rất nghiêm trọng. - Trẻ phải nhắm một mắt khi nhìn vật hay xem ti vi.
Đây là một biểu hiện, của tật khúc xạ. Tuy nhiên nó cũng có thể là một tình trạng tổn thương sâu hơn đến thị giác hai mắt (ảnh hưởng khả năng phổi hợp cùng nhìn một lúc của hai mắt). Nhắm một mắt khi nhìn một vật hay khi đọc sách, thể hiên tình trạng mất khả năng quy tụ của mắt (một chức năng đòi hỏi hoạt động phối hợp của cả hai mắt). - Kết quả học tập đột nhiên sa sút.
Đôi khi trẻ không thể đọc được những gì mà giáo viên viết lên bảng, nhưng lại không hề kể cho ba mẹ nghe. Điều này có thể thể hiện qua điểm số sa sút của trẻ. Nếu bạn cảm thấy con mình gặp phải nhiều vấn đền khó khăn trên trường học. Hãy đưa trẻ đi khám mắt, một cặp kính gọng hay kính tiếp xúc sẽ dễ dàng giải quyết được vấn đề. - Từ chối sử dụng máy tính hay điện thoại vì cảm thấy nhức đầu.
Thông thường trẻ em là những người thích dùng điện thoại và máy tính nhiều, và tình trạng “quá tải thị giác” là thường gặp phải.
Để giải quyết bạn hãy nhớ nguyên tắc 20-20-20. Mỗi 20 phút sử dụng màn hình điện tử, hãy cho mắt nhìn ra một điểm ở xa 20feet (hơn 6 mét) và nhìn trong 20 giây. Triệu chứng sẽ nhanh chóng giảm. Nếu không giảm hãy mang Trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Mắt - Nheo mắt hay nghiêng đầu khi phải nhìn bảng.
Nếu là giáo viên, thấy học sinh của mình có triệu chứng này, việc đầu tiên cần điều chỉnh đó là cho trẻ ngồi lên bàn gần hơn để có thể thấy rõ hơn. Sau đó thông báo cho
Lược Dịch: ThS BS Nguyễn Lê An
Tác giả: Nichole Baxter
Nguồn: allaboutvision
Bạn cần tư vấn và điều trị hay tầm soát bệnh lý mắt, hãy inbox hoặc gọi qua hotline 1900 636 877 với chuyên gia nhãn khoa đầu ngành luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình bảo vệ đôi mắt sáng khỏe.