Bệnh lý giác mạc do hở mi là một trong những trường hợp phổ biến của bệnh lý về mặt giác mạc. Cần tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị để có giải pháp phòng ngừa, chăm sóc mắt đúng cách.

Bệnh lý giác mạc do hở mi là gì?

Giác mạc là một mô mỏng, trong suốt nằm phía trước con ngươi mắt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ của mắt. Vì là một lớp rất mỏng, lại là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên giác mạc rất dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập.

Hở mi là tình trạng đôi mắt không khép lại hết được. Mi mắt có dấu hiệu bị hở nhỏ hay lớn tùy vào mức độ bị nặng hay nhẹ. Mi mắt có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đôi mắt khỏi các loại vi khuẩn, bụi bẩn. Vì thế, hở mi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến giác mạc bị khô dẫn đến nhiễm khuẩn hay một số hậu quả như viêm kết mạc, giác mạc. Lâu ngày không chữa trị kịp thời có nguy cơ dẫn đến mù lòa.

Bệnh lý giác mạc do hở mi là bệnh về mắt gây ra do mi mắt nhắm không kín mỗi khi chớp mi làm cho bề mặt giác mạc không được làm ướt đầy đủ bởi phim nước mắt, kể cả khi sự chế tiết nước mắt hoàn toàn bình thường.

Nguyên nhân của bệnh lý giác mạc do hở mi

Mi mắt nhắm hoàn toàn cùng với một phản xạ nhắm mắt bình thường là yếu tố cần thiết để duy trì một màng phim nước mắt ổn định trên khắp bề mặt nhãn cầu và là do sự co duỗi của các cơ đối kháng: cơ vòng mi và các cơ nâng mi trên. Mất phản xạ nhắm mắt và mắt nhắm không kín làm lộ bề mặt nhãn cầu dẫn đến các triệu chứng kích thích, khô mắt lâu ngày có thể tiến triển thành viêm loét giác mạc.

Hở mi là tình trạng mi mắt không có khả năng nhắm kín hoàn toàn. Biểu hiện lâm sàng thường bao gồm hình dạng mi mắt bị biến đổi, rối loạn cơ chế bơm nước mắt và tổn thương bề mặt nhãn cầu.

Nguyên nhân gây hở mi rất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên tập trung thành hai nhóm chính là do liệt dây thần kinh VII và do mi mắt. Hở mi cũng có thể xuất hiện sau một chấn thương của mi mắt hay sau phẫu thuật mi. Ngoài ra các nguyên nhân từ hốc mắt gây lồi mắt hoặc lõm mắt, hoặc sẹo cũng gây hở mi.

Nếu các tổn thương do hở mi gây ra không được phát hiện sớm và điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến chức năng mắt.

Bệnh lý giác mạc, cụ thể là viêm loét giác mạc là biến chứng nặng nề nhất của hở mi, gây ảnh hưởng đến thị lực và có thể dẫn đến mù lòa.

Triệu chứng của bệnh lý giác mạc do hở mi

Triệu chứng sớm nhất thường thấy của bệnh lý giác mạc do hở mi là cảm giác cộm mắt, chảy nước mắt, nhìn mờ do màng phim nước mắt không ổn định. Đau có thể xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng do lộ giác mạc và khô mắt trong thời gian ngủ.

Trong giai đoạn muộn, bệnh lý giác mạc tiến triển nặng lên và gây loét giác mạc thì các triệu chứng cơ năng sẽ trầm trọng hơn nhiều. Bệnh nhân có thể than phiền về sự thay đổi thẩm mỹ trên khuôn mặt do liệt thần kinh mặt gây ra liệt các cơ mặt.

Mi dưới thường ít có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ giác mạc. Khi mi trên không nhắm tốt thì các rối loạn ở mi làm cho vấn đề phực tạp hơn. Tổn thương giác mạc hay gặp là viêm giác mạc chấm nông và nặng hơn là loét giác mạc.

Với những bệnh nhân hở mi do liệt dây thần kinh VII thì các triệu chứng lại phức tạp hơn do liên quan đến chức năng của dây thần kinh này bao gồm vận động các cơ ở mặt, cảm giác vị giác cho 2/3 trước lưỡi, chức năng tiết nước mắt, phản xạ giác mạc và hiện tượng Bell.

Các phương pháp điều trị bệnh lý giác mạc do hở mi

Đối với bệnh lý giác mạc do hở mi, cần đồng thời khắc phục cả tình trạng hở mi mắt lẫn bệnh lý giác mạc đi kèm. Trong những trường hợp nhẹ có thể chữa khỏi bằng việc tra nước mắt nhân tạo ban ngày, tra mỡ kháng sinh và băng ép mắt vào buổi tối. Nếu tổn thương vẫn tổn tại dai dẳng khi áp dụng các phương pháp điều trị trên thì cần phải đặt vấn đề phẫu thuật khâu cò mi.

 Đối với tình trạng mi mắt bị hở thì biện pháp khắc phục đem lại hiệu quả cao là tiến hành phẫu thuật. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ tư vẫn cho bạn phương pháp điều trị thích hợp. Sau khi phẫu thuật cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc mắt, ăn uống hàng ngày, thực hiện vệ sinh mắt sạch sẽ và bảo vệ mắt chu đáo để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng.

Có khá nhiều trường hợp thẩm mỹ bị hỏng khiến mi mắt bị hở. Trường hợp cắt mí mà loại bỏ đi quá nhiều da mí trên khiến đôi mắt bị trợn ngược. Hậu quả là dẫn đến mi mắt không khép lại toàn bộ được. Để khắc phục cần phẫu thuật tại bệnh viện uy tín.

Bên cạnh việc điều trị hở mi cần có những biện pháp ngăn ngừa viêm loét giác mạc. Để hạn chế biến chứng cần nhận thức rõ ràng về bệnh nguyên, tìm hiểu sự liên quan giữa viêm loét giác mạc và tình trạng của hở mi. Với viêm loét giác mạc cần lấy chất nạo bờ ổ loét làm xét nghiệm vi sinh xác định tác nhân gây bệnh và điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể với những phác đồ điều trị thích hợp.

Viêm loét giác mạc cần điều trị một cách nhanh chóng và tích cực. Các phương pháp thường được khuyến cáo để bổ sung màng nước mắt cho bệnh nhân là dùng nước mắt nhân tạo thường xuyên vào ban ngày, thuốc mỡ dạng Gel vào ban đêm kèm theo băng mắt.

Điều trị tình trạng hở mi mắt

Để điều trị hở mi, bạn có thể đến các trung tâm, bệnh viện chuyên khoa mắt. Chi phí chữa bệnh tùy theo mức độ nặng nhẹ của hở mi.

Trong khi chưa được điều trị bằng phẫu thuật, bạn nên đeo kính để hạn chế các kích thích tại mắt. Bạn nên thường xuyên tra mắt bằng các dung dịch nước muối sinh lý (natriclorua 9%o) hoặc nước mắt nhân tạo. Khi ngủ bạn có thể dùng các mỡ kháng sinh hoặc các gel nhỏ mắt như liposic, corneregel giữ ẩm phần mắt bị hở.

Đối với tình trạng mi mắt bị hở thì biện pháp khắc phục đem lại hiệu quả cao là tiến hành phẫu thuật. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị thích hợp. Vì vậy mà bạn nên lựa chọn các địa chỉ thực sự uy tín để hạn chế rủi ro xảy ra. Sau khi phẫu thuật xong bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn chế độ chăm sóc thích hợp. Bạn nên thực hiện vệ sinh mắt sạch sẽ và bảo vệ mắt chu đáo để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng.

Một số biện pháp tình thế, tạm thời được chuyên khoa mắt áp dụng đó là:

  • Băng che hoặc dùng khiên chắn mắt (eye shield) vào ban đêm giúp mắt được che kín, tránh khô mắt và viêm loét do hở mi
  • Tra gel hoặc mỡ nước mắt nhân tạo, kháng sinh tạo một lớp bảo vệ trên bề mặt nhãn cầu, làm ẩm mắt và chống bay hơi nước mắt.
  • Phẫu thuật khâu cò mi một phần hoặc toàn bộ cũng là một thủ thuật hay làm giúp mi nhắm kín, bảo vệ được nhãn cầu nhưng không phải là biện pháp điều trị lâu dài và tiệt căn.
Bạn cần tư vấn và điều trị hay tầm soát bệnh lý mắt, hãy inbox hoặc gọi qua hotline 1900 636 877 với chuyên gia nhãn khoa đầu ngành luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình bảo vệ đôi mắt sáng khỏe.