Sụp mi mắt là tình trạng mi trên của mắt bị sụp xuống khi mắt mở bình thường. Sụp mi có thể xảy ra ở một hoặc 2 mắt. Tình trạng nhẹ có thể không gây chú ý hoặc nặng hơn khiến mi mắt che cả đồng tử. Sụp mi có thể có ở trẻ em hoặc người lớn, thường gặp hơn ở người cao tuổi.

Minh họa về chứng sụp mi mắt

Triệu chứng sụp mi mắt

Triệu chứng dễ thấy nhất là mi mắt bị sụp xuống. Tuỳ theo độ nặng của sụp mi, người bệnh có thể gặp khó khăn khi nhìn. Một số người phải nghiêng đầu ra sau để cố gắng nhìn hoặc nhướng chân mày để nâng mi mắt lên.

Mức độ sụp mi có thể khác nhau ở mỗi người. Nếu bạn nghĩ mình có thể bị sụp mi, hãy so sánh hình chụp gương mặt mình hiện giờ với hình chụp 10 hoặc 20 năm trước, bạn sẽ thấy được sự khác biệt ở mi mắt.

Sụp mi có thể trông giống với chứng nhão da mi ở người lớn tuổi, một tình trạng của các mô liên kết không đủ sức giữ mi như bình thường.

Sụp mi mắt có nhiều mức độ khác nhau

Nguyên nhân của chứng sụp mi

Sụp mi có thể xảy ra ở trẻ em (bẩm sinh) hoặc tiến triển theo độ tuổi, do chấn thương hoặc sau phẫu thuật. Tình trạng sụp mi có thể gặp do vấn đề ở cơ nâng mi. Ngoài ra, các khối u mắt, bệnh thần kinh hoặc toàn thân như tiểu đường cũng có thể gây sụp mi.

Điều trị sụp mi thế nào?

Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị sụp mi. Bác sĩ sẽ chỉnh sửa cơ nâng mi giúp cho mi mắt được nâng lên, cải thiện thị lực và thẩm mĩ.

Nguy cơ: Sau phẫu thuật, mi mắt có thể sẽ trông hơi khác bình thường mặc dù nhìn sẽ cao hơn trước phẫu thuật. Rất hiếm khi cử động mi mắt bị mất. Tình trạng khô mắt cũng có thể xảy ra nếu mi mắt nhắm không kín.

Sụp mi ở trẻ em: Trẻ sinh ra bị sụp mi trung bình và nặng cần được phẫu thuật để phát triển thị lực. Tất cả trẻ em có sụp mi cần được đến trung tâm chăm sóc mắt mỗi năm.

Bạn cần tư vấn và điều trị hay tầm soát bệnh lý mắt, hãy inbox hoặc gọi qua hotline 1900 636 877 với chuyên gia nhãn khoa đầu ngành luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình bảo vệ đôi mắt sáng khỏe.