Hầu hết những người mắc tật cận thị đều chỉ quan tâm đến sự bất tiện trong sinh hoạt, vấn đề thẩm mỹ khi mang kính… mà ít ai biết rằng các biến chứng của cận thị nặng lâu ngày còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý ở mắt cao hơn so với người bình thường.
Biến chứng cận thị nặng thường gặp
Nhược thị
Nhược thị là tình trạng suy giảm thị lực do não bộ không thể nhận biết được hoàn toàn hình ảnh mà mắt truyền đến. Nhược thị xảy ra khi cận thị nặng mà mắt phải điều tiết quá nhiều, võng mạc không kích thích để truyền tín hiệu ảnh một cách rõ nét.
Nhược thị có thể điều trị nếu phát hiện sớm bằng cách tập luyện cho mắt khi trẻ đang ở độ tuổi trước 12 tuổi. Sau 12 tuổi, dù tập luyện hay phẫu thuật mắt vẫn khó có thể hồi phục lại thị lực 10/10 vì mắt đã phát triển ổn định như người trưởng thành.
Bong võng mạc dịch kính
Võng mạc là lớp màng thần kinh ở đáy mắt, giữ vai trò hấp thụ ánh sáng và chuyển chúng thành tín hiệu thần kinh truyền lên não bộ phân tích.
Người bị cận thị cao có nhãn cầu lồi ra phía trước sẽ kéo cong võng mạc, khiến vùng chu biên võng mạc mỏng hơn và thoái hóa dần dần. Nếu tình trạng này kéo dài, các tế bào thần kinh sẽ mất kết dính và gây ra biến chứng nặng hơn là rách, bong võng mạc hoặc xuất huyết dịch kính.
Lác ngoài hoặc lác luân phiên
Lác mắt là tình trạng đồng tử hai mắt không nằm ở vị trí cân đối như bình thường; một trong hai bên hoặc cả hai sẽ bị lệch khỏi trục nhãn cầu. Ở người cận thị cao, sự phối hợp điều tiết cơ mắt quy tụ kém dẫn đến lác ngoài hoặc lác luân phiên, gây mất thẩm mỹ và suy giảm thị lực.
Độ lác vừa phải có thể khắc phục tạm thời bằng cách đeo kính phù hợp độ cận, tuy nhiên nếu người bệnh có độ cận quá cao, lại không đeo được kính đúng số thì hiện tượng lác cũng không điều chỉnh hết được.
Glocom góc mở
Mắt người cận thị tiến triển đến mức độ nặng (trên 8 độ) có trục nhãn cầu dài kéo căng các lớp sợi thần kinh thị giác khiến lớp liên kết này mỏng và yếu đi. Trường hợp người bệnh có triệu chứng mất thị trường một phần tương ứng với nơi tổn thương trên lớp sợi thần kinh này, nhiều khả năng đã mắc glocom góc mở. Người mắc bệnh này sẽ có tầm nhìn thu hẹp dần vào trung tâm, hình ảnh ở các góc và xung quanh sẽ mờ dần rồi mất hẳn
Cách phòng ngừa các biến chứng của cận thị
- Phòng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng của cận thị ở trẻ em cần đảm bảo đủ ánh sáng khi trẻ đọc hoặc viết. Lưu ý là ánh sáng thích hợp không quá chói hoặc quá mờ vì cả hai đều tác động xấu đến mắt.
- Mắt cần được nghỉ một lát, nhìn ra xa thư giãn sau một giờ đọc sách, xem tivi. Ngủ sớm, ngủ đủ giấc và đúng giờ.
- Chăm sóc dinh dưỡng đúng và đủ: vitamin A-C-E, khoáng chất, kẽm, selen… Học kết hợp với vui chơi và hoạt động ngoại khóa, luyện tập thể dục thể thao sẽ làm hạn chế gia tăng cận thị.
- Người cận nặng không nên khiêng vác nặng cũng như làm các công việc gắng sức, không chơi các môn thể thao nặng (cử tạ, đấm bốc, võ thuật,…), tránh để chấn thương vào mắt.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được khám định kỳ mỗi 3 – 6 tháng nhằm kiểm tra khúc xạ để điều chỉnh kính phù hợp và thăm khám đáy mắt để phát hiện các biến chứng của cận thị và được điều trị kịp thời. Trẻ nhỏ có thể sử dụng kính áp tròng ban đêm Ortho – K để duy trì hạn chế tăng số kính, giúp kiểm soát tình trạng khúc xạ. Người trưởng thành thì có thể tìm hiểu các phương pháp phẫu thuật điều trị dứt điểm tật khúc xạ.
Biến chứng cận thị nặng rất nguy hiểm, vì thế khi cận thị bạn nên thường xuyên đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để kiểm tra tình trạng cận thị.
Bạn cần tư vấn và điều trị hay tầm soát bệnh lý mắt, hãy inbox hoặc gọi qua hotline 1900 636 877. ?? ??????? với chuyên gia nhãn khoa đầu ngành luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình bảo vệ đôi mắt sáng khỏe.
—————————
?? ??????? – ????? ??̂? ??̆́? ??̂?? ????̣̂ ???
101 Đường Số 3 – KDC Cityland – Phường 10 – Quận Gò Vấp – TP Hồ Chí Minh.
HOTLINE: 1900 636 877.