Tổng quan về bệnh lý đáy mắt
Bệnh đáy mắt là một trong những căn bệnh thường gặp phải ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, với một số người, bệnh lý này vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ và hầu như người bệnh không mấy chú trọng đến.
Hiện nay tại Việt Nam, bệnh đáy mắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mù lòa. Sự chậm trễ trong việc phát hiện bệnh lý này đã làm cho việc điều trị trở nên tốn kém và khó khăn hơn rất nhiều. Bệnh ngày có chiều hướng gia tăng và là hiểm họa với người bệnh, không chỉ gây ra những tổn hại về sức khỏe mà còn cả về kinh tế, xã hội.
Bệnh đáy mắt là gì?
Đáy mắt là thuật ngữ Y khoa chung nhằm để phân vùng một cách chính xác vị trí 2 cấu trúc có liên hệ mật thiết với nhau ở sâu trong nhãn cầu, đó là dịch kính & võng mạc.
- Dịch kính (pha lê thể): Là khối dịch đặc trong suốt, chiếm phần lớn không gian bên trong của mắt.
- Võng mạc: Là lớp thần kinh cảm thụ ánh sáng lót mặt trong nhãn cầu, giữ vai trò tiếp nhận & truyền dẫn các tín hiệu quang học lên bộ não. Vùng võng mạc có một điểm vô cùng quan trọng nằm ở trung tâm là vùng hoàng điểm à giúp mắt nhìn rõ được các nét chi tiết hình ảnh.
Bệnh lý phát sinh tại khoang dịch kính hoặc trên võng mạc thường được xếp chung vào nhóm bệnh lý đáy mắt.
Bệnh lý đáy mắt gồm những bệnh gì
Bệnh lý đáy mắt như võng mạc đái tháo đường, võng mạc cao huyết áp, thoái háo hoàng điểm, tắc tĩnh mạch võng mạc, bong võng mạc … ngày càng gia tăng, trở thành nguyên nhân gây giảm, mất thị lực và mù loà hàng đầu nếu không điều trị kịp thời.
Các bệnh lý đáy mắt thường làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, khiến họ gặp nhiều khó khăn, hạn chế năng lực và sự độc lập trong cuộc sống, tạo gánh nặng cho xã hội.
Bệnh lý đáy mắt thường gặp bao gồm:
– Xuất huyết dịch kính
– Võng mạc tiểu đường
– Rách hoặc bong võng mạc
– Thoái hóa hoàng điểm tuổi già
– Viêm màng bồ đào (hắc võng mạc)
– Màng trước võng mạc, lỗ hoàng điểm vàng
– Tắc tĩnh mạch hoặc động mạch võng mạc
– Thoái hóa võng mạc, dịch kính (vẩn đục pha lê thể)
Các dấu hiệu nhận biết bệnh lý đáy mắt
Người mắc bệnh đáy mắt thường có những biểu hiện như thấy điểm đen trước mắt, mất cảm giác nhận màu sắc, mắt bị mờ đột ngột, có điểm mờ trong trung tâm hình ảnh hoặc hình ảnh bị méo mó, biến dạng. Các triệu chứng của bệnh thường đột ngột và diễn biến xấu đi nhanh chóng.
Có đến 45% bệnh nhân bị bệnh ở một mắt sẽ có nguy cơ mắt thứ hai trong vòng 3 – 4 năm.
Cách để phát hiện bệnh sớm nhất là thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe mắt định kỳ. Một số trường hợp sau đây cần kiểm tra mắt định kỳ:
- Người có người thân bị đái tháo đường.
- Người bị bệnh đái tháo đường.
- Người bị tăng huyết áp.
- Người có bệnh và tật khúc xạ ở mắt.
- Người bị béo phì, tăng Lipid máu, người hút thuốc lá.
Các phương thức điều trị
Phương Pháp Áp Lạnh
Áp lạnh dùng trong trường hợp mắt rách, bong võng mạc Glaucoma tuyệt đối (giai đoạn cuối của một số bệnh lý dịch kính võng mạc gây nên)
Laser Quang Đông Võng Mạc
Được sử dụng trong trường hợp mắt rách võng mạc, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc khu du trú, võng mạc tiểu đường, tắc tĩnh mạch võng mạc.
Nội Khoa
Tiêm thuốc vào nhãn cầu là phương thức tiên tiến nhất hiện nay và kết quả mang lại đã được minh chứng. Một số thuốc phổ biến hiện nay Avastin, Lucentis, Ozurdex…
Phẫu Thuật
- Ấn độn củng mạc giúp điều trị bong võng mạc.
- Phẫu thuật cắt dịch kính là phương pháp hiệu quả cho hầu hết các loại bệnh lý đáy mắt, chỉ nên được thực hiện điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa sâu và tại các đơn vị/ bệnh viện lớn.
Lưu ý:
- Cần thăm khám, kiểm tra mắt định kỳ tại các bác sĩ chuyên khoa mắt khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường.
- Phát hiện
- Thăm khám kiểm tra mắt định kỳ tại các bác sĩ chuyên khoa đáy mắt khi nhận thấy dấu hiệu bất thường
- Phát hiện kịp thời bệnh lý đáy mắt sẽ nâng cao hiệu quả điều trị
- Điều trị đúng cách và kịp thời sẽ giữ được thị lực và tránh được nguy cơ mù lòa.